Làng Chài Nhơn Lý Lúc Chạng Vạng

Trong đại dương vô vàn những thứ lấp lánh có thể hình dung ra trong trí tưởng tượng, tôi chờ đón ngôi nhà của mình trên bãi biển. Mà phải là một ngôi nhà bước chân xuống cát nhé, một ngôi nhà bờ biển chắc chắn sẽ không bắt tôi phải sang đường lúc buổi sáng khi còn ngái ngủ.

Ngày gió lạnh thổi lồng lộng trên bãi biển South Hampton, New York, tôi đứng đó, sau một tiếng đồng hồ ngồi sau xe phân khối lớn cô bạn chở lao vun vút trên làn ưu tiên của cao tốc Long Island Express, cố vơ trọn vào người cái cảm giác cô đơn của sự giàu có. South Hampton không một bóng người vào những ngày mùa đông, chỉ có những ngôi biệt thự lừng lững cạnh nhau khuất tầm mắt, những ngôi biệt thự chỉ có người ở một năm hai tháng để tận hưởng mùa hè đẹp đẽ tuyệt vời nhưng ngắn ngủi.

Ngày nắng California ấm áp rực rỡ trên bãi biển Malibu, tôi đứng đó, sau khi được các bạn đồng nghiệp dẫn đi trải nghiệm đồ ăn Iran và thăm đền thờ Ấn Độ một cách rất buồn cười, cố vơ trọn vào người cái năng lượng dào dạt được tạo ra bởi sự giàu có. Các biệt thự san sát nhau, tiến ra mép sóng, muốn lấp luôn biển. Anh bạn đang chạy bộ ngang qua vào giờ đi làm này ơi, anh bạn là tỷ phú hay là anh chàng mới mất việc?

Ngày hôm nay tôi ở đây, len lỏi giữa những ngõ ngách lắt léo trong làng chài nhỏ này dưới cái nắng oi nồng đầy mùi mằn mặn của biển. Mặc dù không biết đường nhưng tôi biết, cứ đi theo hướng dốc xuống cuối cùng sẽ ra tới biển. Người Việt Nam mình là lạ ở điểm là rất thích mở thật rộng cửa nhà, chỉ cần vừa đi vừa chú ý thò cổ vào nhìn và vểnh tai lên nghe thì sẽ có cảm giác như hàng xóm mấy chục năm lớn lên cùng nhau của mình chính là đây, cho tôi vào hát karaoke cùng với, bạn nhé!

Bờ biển ngút tầm mắt nhưng có đê bê tông chắn sóng sát bờ. Tôi tự hỏi những ngày bão biển thì ở đây sẽ như thế nào, hẳn là rất khác khung cảnh yên bình này. Cái đê bê tông lừng lững chạy ngoằn ngoèo tạo cho tôi một cảm giác nhức nhối, khó chịu vô cùng. Nó giống như một lời nhắc nhở khắc sâu vào tâm trí, rằng cuộc sống này không đơn giản và dễ chịu như bạn nghĩ, cũng giống như bạn có một ngôi nhà trong mơ trên một bãi biển thiên đường, thế nhưng chả có gì chắc chắn sẽ không có một ngày, những ngọn sóng nhẹ nhàng, mơn man bờ cát kia sẽ kéo trượt nó xuống đáy biển sâu vô tận.

Những con thuyền đánh cá dập dìu, san sát này chỉ cách khu nghỉ dưỡng nơi tôi ở một dải cát trống, thế nhưng cảm giác cách xa nhau cả một thế giới, thấy như bước chân qua một time zone, giật mình vì “Please deposit one month!”. Bờ bên này, tôi quay cuồng với những ý nghĩ mưu sinh, với những cơn bão biển, với suy nghĩ sao cho lũ trẻ con hồn nhiên vô tư chạy nhảy trên bãi cát lớn lên, ăn học thành người. Bờ bên kia, đơn giản tôi chỉ nằm sấp lưng trên cát, lo nghĩ, ôi thôi, đen cháy da mất rồi!

Bạn tôi bảo, ở sát biển nghe tiếng sóng nhiều làm người ta bị… thần kinh! Cũng lại một bạn khác của tôi bảo, gió biển thổi vài hôm là hỏng hết sạch đồ đạc. OK, vậy tôi dọn nhà mình lên vách núi trên kia nhìn xuống bãi biển này nhé!

Phút Tĩnh Tâm tại Ngũ Hành Sơn

Chút ánh sáng yếu ớt len lỏi qua những tán cây rậm rạp phía trên cao, xuyên xuống khoảng sân nhỏ vắng người trong hang đá tạo ra một thứ không gian lành lạnh, đối lập hoàn toàn với phía bên ngoài hơi có một chút ồn ào, nóng nực. Trước khi đến đây, tôi chưa từng nghĩ ở nơi này lại có cả một hệ thống hang động ngang dọc, len lỏi giữa những ngọn núi đá nhỏ được vây kín xung quanh bởi các khu dân cư đông người.

Cái cảm giác bước thật nhanh qua các khoảng không gian, từ nóng đến lạnh, từ ồn ào đến yên tĩnh, từ đông đúc đến tĩnh mịch, giống như vừa chạy xuyên qua mấy lớp cánh cửa thần kì, khiến tôi đứng đây giữa khoảng sân này, thấy mình như vừa vạch ra đám lá, bước vào xứ sở Narnia vậy. Nơi ốc đảo trên cao mát lạnh chỉ có tiếng lá rơi này dường như không có chút gì liên quan tới bãi biển Mỹ Khê rực rỡ nắng gió phía bên dưới, hay phố cổ Hội An lao xao bên dòng Thu Bồn hờ hững uốn lượn phía xa xa, chẳng như hai bờ sông Hàn nhiều chuyện vui, lại càng không như Bà Nà Hill nhiều tiếng cười.

Một tiếng dự định ghé qua lễ chùa bỗng dưng trở thành cả một buổi chiều nhiều cảm xúc. Tôi thấy mình thật từ tốn, chậm rãi, nhâm nhi tận hưởng chút khoảng không thời gian quý báu này. Tôi vẫn luôn tìm cách tạo ra cho mình những giây phút như vậy. Giữa vô vàn áp lực và mệt mỏi vây xung quanh, dành ra được một chút thời gian cho riêng mình để thả lỏng, để suy nghĩ, để thực hành mindfulness và meditation, hai thứ tôi yêu thích, là cả một nỗ lực lớn cần phải liên tục cố gắng hằng ngày. Bỗng dưng có được điều này trong một không gian đẹp quả thật bất ngờ và đáng trân trọng.

Nếu bạn thực hành mindfulness giống như tôi, sẽ thấy mình không vì một lý do gì, chọn một chiếc lá rơi đang chao liệng, đóng băng nó trong tâm trí, xoay nó 360 độ như một mô hình ba chiều trên máy tính. Sử dụng tất cả các giác quan, len lỏi tiến tới như những xúc tu, chạm vào, mơn trớn, cảm nhận, không đánh giá, không kết luận, cứ như vậy, tìm hiểu, chạm đến thế giới quan xung quanh theo một cách mà những người khác chẳng màng để ý tới. Từ đó, tôi mài sắc trí não của mình, nhìn thấy những thứ đẹp đẽ mà mọi người bỏ qua, nghĩ đến những điều thú vị mà chẳng ai quan tâm đến.

Nếu bạn thực hành meditation giống tôi, sẽ thấy mình hít thở nhẹ nhàng, để cho ý thức trôi nổi, từ đó tự khám phá và tìm hiểu chính bản thân mình. Qua thời gian, tôi nhận thấy dường như mình hướng ra bên ngoài quá nhiều, làm sao để biết người khác nghĩ gì, làm sao để hiểu được người khác, mà hiếm khi nghĩ đến chính mình, mình đã nghĩ gì, tại sao mình lại hành động như vậy, mình đã có thể làm gì khác? Dành thời gian khám phá bản thân, khai phá năng lực của chính mình, tự học hỏi và rút kinh nghiệm từ những điều nhỏ nhất đã đem lại cho tôi vô vàn năng lượng tích cực trong cuộc sống.

Vào một lúc nào đó trong buổi chiều yên ả này, bỗng dưng tôi nghĩ một chút về hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Tự mỉm cười vì khác tất cả những hứng khởi đến từ việc sở hữu vật chất, khác tất cả những nỗ lực để xoá bớt danh sách các điều ước trong ghi chú điện thoại, dường như hạnh phúc cũng là sự tích luỹ những niềm vui nhỏ tự mình có thể tạo ra được trong tâm trí như hiện tại.

Còn rất nhiều điều khác trên con đường thực hành tâm tưởng của mình tôi vẫn đang tiếp tục khám phá. Ví thử như tôi đã luôn muốn tìm hiểu về Đạo Giáo. Ngày chơi Võ Lâm Truyền Kỳ đó, tôi như đứa trẻ vồ lấy món đồ chơi sáng bóng, trong thập nhất đại môn phái, không ngần ngại chọn ngay Võ Đang cho nhân vật của mình. Thái Cực Quyền, Thái Hoà Sơn, cái hư không lẩn khuất đâu đó trong làn gió lạnh, sự thoát tục len lỏi trong màn sương sớm huyền ảo, lần đi Võ Đang đấy, sẽ kể với các bạn sau…

Ngày Mưa ở Trường Sinh Cung

Tôi không có nhiều cơ hội đi Huế, mặc dù bản thân có nhiều điều muốn tìm hiểu về nơi này. Khi đi du lịch trong nước thường không có được cái cảm giác là đang đi du lịch, theo nghĩa là tìm hiểu khám phá cái mới, chỉ là đi chơi một chút. Mà khi đi chơi thường tìm đến những nơi tiện lợi, lại có biển như Nha Trang, Phú Quốc hay Đà Nẵng. Nằm ra vài ngày, cho hết mệt, xong về! Tôi cũng không đi miền Trung vào những mùa không đẹp. Mẹ tôi hay bảo thích Đà Nẵng, thời tiết đẹp, không khí dễ chịu, muốn vào Đà Nẵng sống, tôi hỏi mẹ đã thử đi Đà Nẵng vào mùa mưa bão?

Tôi đến Huế lần này vào một tuần cuối Đông mưa nhí nhách, mưa không đủ to đủ ngại để nằm ngủ lì trong khách sạn, nhưng cũng đủ để ướt sũng giày sau những buổi chiều lang thang. Ở Huế có quá nhiều thứ để xem, cũng có không ít thứ để ăn, chỉ hơi buồn là cái gì xem được đều đã xem rồi, cái gì ăn được cũng ăn cả rồi, thế nhưng dưới màn mưa dường như mọi thứ đều có một sức sống mới, một sinh khí khác.

Tôi dạo bộ trong Đại Nội dưới trời mưa lất phất, tránh xa đám đông khách du lịch mặc áo mưa xanh đỏ cười nói ồn ào. Cái cảm giác lạ lạ quen quen, mình biết nơi này nhưng sao trông khác nhỉ, tạo ra sự thú vị đặc biệt trong một buổi chiều mưa lạnh. Nhìn những hành lang dài hun hút, những đống đổ nát cỏ mọc xanh ven đường, tôi nghĩ về một thời kỳ vàng son đã qua, không biết nên thấy vui hay thấy buồn. Lịch sử là như vậy, những gì cần phải trải qua đã trải qua, đúng hay sai không còn quá quan trọng.

Tôi dừng chân trước cổng Trường Sinh Cung, không một bóng người. Khác với những nơi khác đông khách du lịch, nơi này ẩn mình trong đám cây cao rậm rạp, ở một góc sâu khuất của Đại Nội, cứ như thể không muốn bị người khác phát hiện. Nơi vui chơi và sinh sống của các bà Hoàng Thái Hậu, các bà Thái Hoàng Thái Hậu hẳn phải là nơi thâm cung, yên tĩnh, tránh xa chốn hồng trần. Nơi đây mặc dù là phục chế lại nhưng vẫn có đầy đủ những nét đẹp xinh mà tôi có thể hình dung ra trong trí tưởng tượng. Khác với cung điện Trung Hoa với sự hoành tráng khiến người khác có cảm giác khiếp sợ, áp chế khi thấy thiên tử, cung điện của nước mình có sự vừa phải của nước nhỏ, nhưng lại có nét gần gũi, duyên dáng, hấp dẫn một cách đặc biệt, không quá phô trương, nhưng cũng không hẳn là đơn giản, tầm thường.

Tôi ngồi nhâm nhi vài miếng snack khoai tây ở Tạ Trường Du trong Cung Diên Thọ, ngoài trời mưa lộp độp, nước mưa nhỏ giọt chảy tong tong theo mái xuống mặt hồ, nước mưa rơi tí tách trên hòn non bộ. Bà Hoàng Thái Hậu nào đã ngồi như tôi vào một ngày mưa như thế này, có lẽ trong lúc thưởng một tách trà Cung Đình bốc khói, đã nghĩ đến những việc gì cho thế gia đại sự? Tôi thì chỉ thấy đơn giản một sự nhẹ nhõm, thanh tịnh, bình yên đến lạ. Mọi thứ dường như tạm dừng, cùng đợi cho qua sự tẩy rửa của đất trời.

Thế Tổ Miếu thờ mười vị vua nhà Nguyễn cùng các bà hoàng hậu. Các án thờ đều tắt đèn, không hương khói, không bày lễ. Tôi lặng lẽ dạo bước, nghiêng mình trước một phần lịch sử của đất nước. Không có sự thờ phụng cũng như thần thánh hoá ở đây, Đại Nội tạo ra một cảm giác bảo tàng tĩnh lặng, là nơi con cháu đời sau cùng nhìn lại, chiêm nghiệm, chứng kiến những gì đã qua. Nơi duy nhất còn có hương khói có lẽ là Khương Ninh Các, nơi thờ cúng Thần, Phật của các bà Hoàng Thái Hậu. Trong những tiếng cầu khấn thi thoảng vang lên ở chốn hậu cung ít người qua lại đó, có được lời nào dành cho các vị vua tiền triều?

Tôi đi một vòng các lăng tẩm xung quanh thành phố, cứ như một lịch trình cố định theo thói quen. Ứng Lăng của vua Khải Định ánh lên một màu đen bóng như than đá trong làn mưa mỏng. Sự kì dị của kiến trúc ngoại lai, trang trí tinh xảo, cùng với màn trời u ám, khiến tôi có cảm giác như đi vào một phân cảnh của bộ phim Chạng Vạng. Không có nơi nào ở xứ Huế giống như nơi đây, sự đặc biệt cũng như sự chi tiết của lăng mộ hẳn xứng đáng với số tiền khổng lồ bỏ ra cùng thời gian hơn một thập kỷ xây dựng.

Tôi bước chân trên Trung Đạo Kiều tiến đến Bửu Thành nơi chôn cất vua Minh Mạng. Ngần ngại nhìn lên cánh cổng khoá kín, tôi không bước chân lên bậc thang. Cảm thấy thất lễ nếu làm phiền đến sự tĩnh lặng nơi đây, tôi quay trở lại Minh Lâu, từ đó ngắm nhìn quang cảnh xung quanh từ trên cao. Hiếu Lăng của vua Minh Mạng hoà mình vào cùng với thiên nhiên núi rừng, nhưng vẫn toát ra một vẻ uy nghiêm tráng lệ, cùng với các giá trị kiến trúc cũng như tư tưởng Việt Nam gắn liền, quả thật là một kiệt tác của lịch sử.

Khiêm Lăng của vua Tự Đức có sự hài hoà, mềm mại hiếm có. Những công trình và kiến trúc nơi đây giống như một khu nghỉ dưỡng thay vì một lăng tẩm. Vọng lâu bên bờ hồ, những chiếc cầu đan xen bắc qua lại, chính điện, tả, hữu điện được xây dựng làm nơi vãn cảnh, nghỉ ngơi, nơi yên nghỉ chỉ là chức năng khi vua qua đời. Cũng giống như các lăng tẩm khác, dù ẩn mình dưới vẻ nhẹ nhàng duyên dáng, không có công trình nào được xây dựng lên mà không tốn máu và nước mắt. Lưu lại cho hậu thế, cho đời sau ngắm nhìn, bằng bất cứ cách nào đều có cái giá phải trả của nó.

Tôi dành một buổi chiều để chậm rãi đi thăm chùa Thiên Mụ và đi thuyền trên sông Hương. Trong màn mưa, Tháp Phước Duyên không hiện ra trên nền trời xanh ngắt, cũng chẳng có hàng phượng vỹ đỏ rực lửa soi bóng nắng bên sông Hương, vậy thì lấy đâu ra những nữ sinh đội nón chở nhau trên chiếc xe đạp trong tà áo dài trắng tinh khôi?!

Bồi hồi mỗi khi đến và lưu luyến mỗi khi đi, Huế không có những thứ tôi yêu thích, cũng chẳng có những điều tôi say mê. Huế với tôi chỉ đơn giản giống như quán chè Hẻm, tối nào cũng đội mưa, lội nước, ướt sũng giày đến để ăn hai cốc rồi về, vậy thôi!

Shangri La Trong Tim

“Tiểu ca ca, anh có biết em là người ở đâu không?”
“…?!”
“Là người ở trong trái tim anh!”

Tôi vẫn nhớ những ngày tuổi trẻ ấy, khi chênh vênh giữa tự do và ổn định, giữa cái tôi muốn bay nhảy và sự nghiệp vững chắc, tôi chọn cho mình một nơi bình yên để đi về, gọi là Shangri La. Tự hào nho nhỏ mỗi lần check in vào nhà của mình, mỗi khi mua một món đồ mới, mỗi khi dần có những tích luỹ là thành quả của nhiệt huyết và tinh thần của tuổi trẻ. Shangri La là nhà, đã từng nhiều lần chuyển qua chuyển lại, đã từng nhiều lần ở chỗ nọ chỗ kia, nhưng nhà là Shangri La. Có những câu chuyện đã trôi vào quá khứ, có những nơi ở đã để lại phía sau, nhưng Shangri La là chốn bình yên vẫn luôn đi theo từ những ngày ấy.

Tôi luôn muốn đến Shangri La thật, tận mắt ngắm nhìn xem chốn thiên đường hạ giới giống như trong truyện ấy là gì? Liệu cái châu tự trị Địch Khánh đổi tên thì có điểm nào giống như vậy? Tôi luôn cảm thấy ái ngại mỗi khi nghĩ đến người Tạng và văn hoá Tạng, một phần bởi lịch sử quá phức tạp, một phần bởi bức tranh nhiều màu sắc do những người đi trước vẽ ra. Một nơi tinh thần, văn hoá được tô điểm bởi sự đấu tranh, bởi bạo lực, bởi đồng hoá, bởi quá nhiều đau thương và nước mắt, trong khi lý ra phải là nơi tồn tại của sự thanh tịnh, của chốn thoát tục hư không. Tôi hình dung ra nơi ấy, trong cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông cao nguyên, nằm ẩn mình dưới chân những ngọn núi tuyết ngàn năm, dưới những dãy cờ lungta nhiều màu sắc bay phấp phới trong làn khói lạnh, giữa những tiếng kinh Tạng âm âm vang vang trầm đục, những bộ cà sa đỏ đất nhẹ nhàng lướt qua, một ngày cứ như thế trôi đi, không cần phải nghĩ gì, cũng không có điều gì xảy ra. Cứ thế, cứ thế, dòng chảy thời gian, dòng đời quay vòng giống như những vòng quay chuyển pháp luân, lặng lẽ, luân hồi.

Tôi có thói quen nghiên cứu nhiều trước mỗi chuyến đi. Đọc nhiều, tìm hiểu nhiều giúp mình tự tin hơn khi đến những vùng đất mới, nhưng lại giảm bớt đi sự thích thú của việc lần đầu trải nghiệm. “À ừ, như vậy đấy, đã biết trước điều này!”. Càng tìm hiểu nhiều về vùng đất này càng làm chậm lại chuyến đi của mình, tôi cảm thấy áp lực của nền văn hoá ấy, cái áp lực lên tâm tưởng giống như cảm giác thiếu oxy trên cao nguyên. Một chút khó thở, một chút đau đầu, một chút mệt mỏi, một chút nặng nề cứ thế bám theo trong từng bước chân, trong từng nhịp thở, trong từng giấc ngủ. Nó cứ thế đeo bám dai dẳng, tạo ra cảm giác ngại ngần mỗi lần nghĩ đến, mỗi lần dự định bước chân lên đường.

Shangri La như tôi đã đến không hoàn toàn giống như trong suy tưởng. Hình như phàm việc gì suy nghĩ theo chiều hướng cực đoan đều không thực tế, và đôi khi dư thừa thông tin thực sự không tốt trong nhiều hoàn cảnh. Chuyển pháp luân khi quay tiếng không kêu rền rĩ như tôi từng nghĩ, người dân nơi đây cũng không có sự buồn đau hằn trên khuôn mặt, và hẳn là, tôi đã không phải hai tay ôm hai bình oxy, nửa đêm bật dậy thở như trong tưởng tượng.

Bầu trời cao nguyên xanh ngăn ngắt, nắng lạnh chói chang, ánh nắng làm cho tất cả những bức ảnh chụp người giống như ghép trên phông xanh trong Photoshop. Cái nắng gắt để phải che mắt liên tục vì chói nắng. Cái lạnh khô len lỏi vào trong áo quần nhưng không đến mức cắt da cắt thịt. Oxy ít đủ để cảm thấy hơi nhói đầu mỗi khi bước quá nhanh. Tôi đi chậm rãi, bước ngắn trong khu cổ thành như thế, nhấm nháp một củ khoai nướng, tay lăm le máy ảnh, luồn lách giữa những ngõ nhỏ lắt léo, giữa những cửa hàng bán đủ thứ đồ trong những căn nhà gỗ nhỏ thấp tầng mà không cần phải xem bản đồ. Cổ thành bị cháy xây lại mới quá, nó làm tăng cảm giác về một sự nhân tạo gượng ép giống như việc đổi tên Địch Khánh thành Shangri La. Nó khiến cho cái ý nghĩ không thích Trung Quốc của tôi cứ thế nhí nhách tăng lên theo từng bước đi. Ơ thế nhưng mà bị cháy thì cũng đâu phải cái tội nhỉ?

Mọi con đường ở cổ thành đều dẫn đến hoặc xuất phát từ Đại Phật Tự. Nằm trên đỉnh đồi thấp thoáng sau những rặng cây rậm rạp, nơi này khiến tôi thoáng chút bối rối, khi nhận thấy sự pha trộn văn hoá rõ nét của những điện thờ mái cong người Hán bên cạnh chuyển pháp luân người Tạng. Có lẽ đây là địa điểm đẹp nhất để ngắm nhìn cổ thành và những mái nhà duyên dáng xây theo kiểu truyền thống từ trên cao.

Tu viện Tùng Tán Lâm sừng sững soi bóng từ trên cao xuống mặt hồ, rực rỡ và tráng lệ dưới ánh nắng cao nguyên. Đứng ngắm nhìn từ phía bên kia bờ hồ, tôi cứ ngỡ có một luồng tinh thần quét qua, một ánh mắt lia nhìn, dường như sự hiện diện của mình đã được biết đến.

Bảng mầu ở đây khiến tôi say mê, đỏ đất, vàng nghệ, đen thẫm, kem đá ong, đùng đục dưới ánh vàng chói lọi trên nền trời xanh thẫm. Tôi đứng ngây người trên sân tu viện lộng gió, rợp cánh chim bay, lại là một “lần đầu”! Tôi trân trọng cái trải nghiệm đó, trải nghiệm giống như lần đầu bước vào một ngôi chùa Thái, một giáo đường Hồi Giáo, một ngôi đền Hindu hay một ngôi đền Bali. Lần thứ hai sẽ không bao giờ giống như lần đầu. Bên trong đại điện tu viện không được phép chụp ảnh, tôi đứng bần thần ngửa cổ ngước nhìn lên vị Phật cao đến trần tu viện đang cúi đầu nhìn xuống, ánh mắt vô thường. Cảm thấy mình thật nhỏ bé, bồn chồn, thầm cảm phục cái hồn nằm trong bức tượng, ánh mắt đó đã ở đấy bao lâu, đã từng nhìn thấu qua bao nhiêu kiếp người. Đi vòng quanh vị Phật, đeo trên tay chiếc vòng cầu may, nhận một lần gõ chúc phúc lên đầu, chiêm bái các bức tranh thangka ầm ì toả ra những điều nhiệm màu trên trên vách, tôi tin rằng may mắn đó sẽ còn theo mình đi suốt hành trình.

Tôi đi đúng một vòng hồ để săn bằng được góc chụp 45 độ thần thánh như đã thấy trong các bức ảnh bưu thiếp trên mạng, thực ra cũng không phải là để chụp, mà là để một lần thu vào tầm mắt khung hình tuyệt đẹp đó. Con đường lát gỗ quanh hồ uốn lượn quanh co, thi thoảng có một vài vị sư nhè nhẹ đi ngược nhiều, hình như ai cũng tránh gây ra tiếng động. Tự dưng tôi muốn nằm ra đó một lúc, nghe tiếng lũ vịt quàng quạc, nghe tiếng gió lùa giữa những đám cỏ lau, tôi nằm đó, nhìn vài đám mây lờ lững trôi. Ở đây thì người ta làm gì nhỉ? Câu hỏi này thường trực trong đầu tôi mỗi khi đến một vùng đất mới. Người ở đây họ làm gì để sống? Ở đây thì họ làm gì để tận hưởng cuộc sống? Liệu tôi có thể sống được ở đây? Không biết nữa, có thể, nếu như không có lũ vịt! Và rồi tôi cũng tìm thấy nơi đó, trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ ven hồ, nhìn mặt trời chuyển từ blue hour sang golden hour rồi tắt nắng trên tu viện, dưới những cơn gió lạnh lồng lộng, thổi những dải cờ lungta bay phần phật trên đầu.

Tôi dành cả một ngày ở Công viên bảo tồn Potatso, làm đủ những việc có thể làm, chụp đủ những thứ có thể chụp, may mắn tự hỏi ở đây một năm có bao nhiêu ngày được như ngày hôm nay. Nắng lạnh chói chang, mặt hồ xanh thẫm, dường như không có ai để ý ai, tất cả đã bị thiên nhiên rộng lớn ở đây hoà tan sạch sẽ. Tôi ngạc nhiên với nơi này, tại sao ở Trung Quốc có thể tổ chức ra một địa điểm du lịch văn minh và chú ý đến tiểu tiết như vậy, cứ như đang ở công viên bảo tồn quốc gia nào đấy ở Mỹ nếu không có các biển báo ghi chữ tiếng Trung. Chuyến đi này một phần làm tôi thay đổi nhiều định kiến về một đất nước Trung Quốc khó chịu với đầy đủ những thứ tôi ghét cay ghét đắng, ồn ào, bẩn thỉu, chụp giật. Ở đây không có mấy người, lũ ngựa không thèm ngoái nhìn tôi, lũ bò cũng không quan tâm, lũ sóc càng không để ý, không có hàng rào bảo vệ mà cũng chẳng có dải ngăn cách, nhưng tuyệt nhiên không ai làm phiền ai, dường như cao nguyên quá rộng lớn để người ta phải bận tâm về những điều nhỏ nhặt trong lòng.

Tôi quay lại cổ thành vào một buổi tối, cứ nghĩ đến món bít tết bò yak thơm ngon mà tôi đã phải ăn đến tận hai lần, tôi tìm ăn một nồi lẩu bò yak nóng hổi và một đĩa bò yak nướng đẫm mỡ. Ơ, thế mà lại không ngon! Buổi tối cổ thành như biến thành một thế giới khác. Vẫn cái lạnh đó, vẫn những hàng quán đó, vẫn những người dân Tạng và những du khách đó, nhưng màn đêm đã phủ lên một không khí khác, đã xoá đi những cái nhìn khắt khe, đã khiến mọi người mở rộng lòng. Tôi hoà vào những người dân Tạng nhảy múa ở quảng trường Đại Phật Tự. Họ múa và xoay người theo những vòng tròn, với nhịp chân và động tác tay không quá phức tạp, giống như những bông hoa phập phồng lúc cụp lúc xoè. Tôi được nhường một vị trí trong một bông hoa ấy. Trong vòng quay và tiếng nhạc, tôi lại nghĩ, người ta làm gì ở đây nhỉ, liệu làm chủ một cửa hàng trà có hạnh phúc? Hay không, chủ một cửa hàng lưu niệm, hẳn là như vậy! Tôi dứt bỏ dòng suy nghĩ và vị trí trên bông hoa của mình, khi sực nhớ ra, trên giá lưu niệm ở nhà ắt hẳn phải có một cái chuyển pháp luân chứ nhỉ!

“Anh có biết không, Shangri La có nghĩa là Nhật Nguyệt Trong Tim.”

Tôi nghĩ nhiều về ý nghĩa của cái tên ấy, thực ra nhiều hơn là về khái niệm của sự an nhiên gắn liền với nó. Làm sao để có thể tìm ra được nơi thiên đường hạ giới, chợt nhận ra sự bình yên, sự đầy đủ thực sự nằm ở trong tim, nơi đủ lớn để chứa được cả nhật nguyệt, nơi cân bằng giữa nóng và lạnh, nơi an yên vĩnh cửu, chỉ có thể là ở trong tim của chính mình.

Và hẳn tôi đã có một quyết định đúng khi chọn tên Shangri La, để đi đâu cũng thế, về được Shangri La, để về nhà, về chỗ bình yên của riêng mình.

In Front of Them All

I never intended to look for Taeyang in this city of Seoul, among these specific flocks of night crawlers (well, I did flipped through the whole glamorous two-kilogram G-Dragon & Taeyang in Paris photo book in Incheon last time I transited here so…). So here I were in this crazily crowded Itaewon, at 3:00 AM in the morning, getting pushed around by packs and packs of nocturnal Taeyang-look-alike Seoulites, hopping from bars to bars, from clubs to clubs, I guess nobody was just walking around like me, trying to take in all of this Seoulistic madness. But I loved it, something screamed “wow” for me! Seoul is like an elite offspring of East and West, think about where all of Asian beauties being preserved in an Abercrombie model, where the only second place on Earth you can get is Australia (the people, not the place), but better in so many ways since it’s Asia it feels like home. I noticed small things like the way all of the road layouts and traffic laws are exactly the same as in America, but the lanes are so narrow, ding ding ding “Asia!!!”, right. But this is not about Seoul, well to some extends, but this is all about me standing there, in the middle of this sea of people, suddenly thought about what is it like, getting hit by a missile from the other side, just 60 kilometers away. “Do you mind?”, I blurted out of my zoned-out moment. Since obviously nobody even cared, I reached out for an answer only 4 hours laters, getting myself all the way to the Joint Security Area at the North-South Border within the Demilitarized Zone.

Something struck me a few days ago, on my way to the Namsan tower, I was going to have a love lock for myself, yayyyyyy!!! Oppa saranghea, this Korean drama brainwashing is making me sick, given all of its stupidity. But you would have a lock for your eternal love on the Pont des Arts footbridge when you get to Paris anyway, so you do what you need to do. So there was a young couple holding hands, walking up this narrow steep street, intending to “lock” their love just like me. It struck me right away, the young guy was in military uniform, and so proud of it. This is probably what you see in America only, right at the airports with those “welcome to board anytime” and “thank you for serving the country” airline announcements. Well he should be! They also looked very nice in their glorious youth, but I kept noticing the military uniform, it looked good! Korean people know how to make things look good, even their own faces. The same thing struck me when I got to the Joint Security Area, Korean soldiers’ uniform looks way better than the other ones’.

“How did you end up here?”, trying to be funny and friendly, I asked Lt. M. who accompanied us, the visiting group, as a guide (you must be taken care of by an army personnel everywhere you go). “I got hand picked”, said a young charismatic US soldier from New York serving in the United Nations Command Security Battalion. In fact they all get picked, especially the Korean soldiers standing post at the border. They must be in shape, 6-feet tall and well, good looking so that “they look intimidating to the KPA” (Korean Public’s Army a.k.a the North) said Lt. M. I found it somehow way too funny when he said the “intimidating” word. You mean all of these soldiers? With that K-Pop look all over their faces? Intimidating? HA!!! But they did looked good with those short pants, aviator sunglasses, a sleek armband and one hell of a stylish helmet! “Chic” army it is, wait, is that even appropriate to say so? I started to wonder whether the ROK (Republic of Korea a.k.a the South) army shares the same styling crew with YG Entertainment. Come on, can I just have those G-Dragon super slim fit pants and furry overcoats for the whole infantry unit, please!!!

So this Korean soldier saluted me, I was taken back a little bit. “I know, right” said Lt. M., “They salute everyone, I mean, you only salute officers, right”, but actually I thought he was just new to the job, maybe just fresh out of high school or something, and now he’s here, all about “In Front of Them All”, the slogan that everybody here is so proud about. There were a lot of information to learn about this place. I remembered something about someone got killed by an axe over chopping down a tree in a sensitive area, and there was some kind of brawl where people actually shot each other here (hey, I’m not a freaking historian nerd, ok!). So it was not a show, not at all!!! Tension was in the air and war could break out at any minutes. I saw sweats on the guarding soldiers’ face, were they too tense standing face-to-face to the enemy over just a bar of concrete called “border”? Well, maybe not, maybe it was just hot and I was just too sensitive. But I was a little bit tense myself, too, when Lt. M. asked us, the visiting group, to stand in one line facing the border. I was like, what, getting executed by the KPA firing squad?!? But in fact, it was an opportunity to take photographs. So here you go.

It was not easy to snap a photo around here, almost everywhere was restricted due to military sensitivity. During the briefing session they also mentioned about avoid using flash because North soldiers might think you’re attacking them, and they also said something about North people doing propaganda?!? North people are not the Flintstones, come on, they know what a flash is! But that is one good thing about South Korean people, they made this so entertaining just like visiting the zoo. It just that you don’t get to photo the monkey. Is that why North soldiers didn’t stand at their posts while I was there? The same feeling when I got my head hit for like 10 times under the low ceiling of the Third Infiltration Tunnel, where the North dug all the way under the DMZ for future surprise attack on the South. Upon finding out about this, South people used a huge massive tunnel driller (probably made by Samsung?!?), think The Matrix Revolutions, and drilled all the way 75 meters down to the tunnel, putting 3 gigantic unbreakable steel barriers, and made this into another tourist attraction so that I could get my head hit for fun (lucky I got my helmet on) crawling under this tunnel that so many North people might have had to dig using their hands. I mean that’s why they hate each other. Let’s see whether my neighbor can do this to me, game on!!!

So as I was writing this entry, I realized that, for the trip, in no time I already ended up at the gift shop (yeah, gift shop) and totally forgot to ask about the missile question!!! While I hated the fact that the South had developed the JSA to the point of no return (hellooo, army’s Lotte World here, come play!!!), I could not resist the temptation of buying a pack of chocolate nuts homegrown within the DMZ, one of the most well-preserved habitats in the world. It tasted so good that I had to ask myself whether it would be this good had I not known about where it came from. Would it be any different had it grown on the other side?… So wait for me, Mr. Kim, I’ll be there very soon or maybe to make it happen easier and sooner, I’ll just go see The Interview when it is out!